CÁC CÁCH CÀI WIN

có các cách cài win như cài bằng đĩa CD/DVD , cài bằng USB…

I.CÀI WIN BẰNG CD/DVD

1. Yêu cầu tối thiểu về phần cứng:

– CPU 1GHz hoặc cao hơn với 32 bit hoặc 64 bit.
– 1 GB Ram cho phiên bản 32 bit hoặc 2 GB Ram cho 64 bit.
– 16 GB dung lượng trống trên ổ đĩa cho 32 bit hoặc 20 GB cho 64 bit.
– Cạc đồ họa hỗ trợ DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc cao hơn.
– Ổ đĩa DVD (nếu bạn cài đặt từ DVD).

2. Các bước cài đặt:

Có rất nhiều phương pháp cài đặt Windows 7 nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt Windows 7 một cách đơn giản nhất là bạn cài đặt từ ổ đĩa DVD.

– Để cài đặt được Windows 7 từ DVD thì trước hết bạn cần phải thiết lập cho máy tính của bạn khởi động từ CD hoặc DVD trong BIOS.

– Để thiết lập cho máy tính khởi động từ CD / DVD bạn khởi động máy tính và nhấn phím Del hoặc F2 tùy theo Mainboard máy tính của bạn (máy tính của tôi sử dụng phím F2).

– Sau khi vào BIOS bạn di chuyển đến thẻ boot và chọn boot từ CD/DVD như hình 1.

BIOS setup
Hình 1: Thiết lập máy tính khởi động từ ổ đĩa CD/DVD.

– Sau khi hoàn tất bạn nhấn F10 để lưu cấu hình và thoát khỏi màn hình BIOS sau đó bạn khởi động lại máy tính.


Hình 2: Lưu cấu hình BIOS.

– Bạn chèn đĩa DVD Windows 7 vào ổ đĩa DVD và khởi động máy tính, màn hìnhWindows 7 sẽ load file đầu tiên của Windows 7 khá giống với Windows Vista.


Hình 3. Load file

– Sau khi load xong, một màn hình Start Windows sẽ hiện ra.


Hình 4. Start Windows.

– Tiếp đến màn hình cài đặt đầu tiên sẽ xuất hiện, ở đây bạn sẽ 3 phần để lựa chọn:

+ Language to Install: Ngôn ngữ cài đặt.
+ Time and currency format: Định dạng ngày tháng và tiền tệ.
+ Keyboard or input method: Kiểu bàn phím bạn sử dụng.

– Sau khi bạn lựa chọn hoàn tất, click Next (tôi để các lựa chọn mặc định và click Next).


Hình 5. Chọn ngôn ngữ, múi giờ và kiểu bàn phím.

– Ở màn hình tiếp theo nếu bạn đang cài đặt một hệ điều hành mới thì bạn nhấn nút Install now. Nhưng nếu bạn muốn Repair lại Windows của bạn thì bạn click Repair your Computer. Ở đây chúng ta đang cài đặt một hệ điều hành mới do đó tôi click Install now.


Hình 6. Lựa chọn Repair hay Install.

– Sau khi click Install now thì màn hình Setup is starting sẽ xuất hiện trong vòng vài giây.


Hình 7: Màn hình Setup is starting.

– Trang Select the operating system you want to install thì bạn sẽ lựa chọn các phiên bản Windows 7 bạn muốn cài đặt. Ở đây tôi lựa chọn Windows 7 Ultimate và click Next.(Bước này có thể ko có tùy đĩa Win của bạn)


Hình 8: Lựa chọn phiên bản hệ điều hành.

– Trang Pleae read the license terms, bạn click vào I accept the license terms và click Next.


Hình 9. Click “I accept the license terms”

– Trang Which type of installation do you want? ở đây có hai tùy chọn để cài đặt Windows 7:

+ Upgrade: Đây là lựa chọn khi bạn muốn nâng cấp từ một phiên bản Windows cũ hơn lên Windows 7.
+ Custom (advanced): Đây là tùy chọn bạn sẽ cài đặt một hệ điều hành hoàn toàn mới.

– Ở đây chúng ta đang cài đặt hệ điều hành mới do đó các bạn chọn Custom (advanced).


Hình 10: Lựa chọn kiểu cài đặt.

– Sau khi lựa chọn Custom (advanced) bạn sẽ được chuyển đến màn hình tiếp theo. Tại đây bạn cần phải lựa chọn Partition để cài đặt, nếu máy tính bạn có 1 ổ cứng thì bạn khá dễ dàng cho việc lựa chọn, nhưng nếu trên máy tính bạn có khá nhiều Partition thì bạn cần phải cân nhắc cho việc lựa chọn Partition nào. Khi bạn lựa chọn xong Partition bạn muốn cài đặt hệ điều hành lên đó thì có một vài tùy chọn như: Delete, New hoặc format.


+ Nếu bạn không muốn Format lại Partition thì sau khi lựa chọn xong bạn click Next.
+ Nếu bạn chọn Delete thì sau đó bạn phải chọn New để khơi tạo lại Partition bạn vừa Delete ko thì Partition đó sẽ ko dùng được, rồi chọn Partition và click Next.
+ Nếu ko hiện ra tùy chọn Delete, New hoặc format thì bạn click vào dòng Disk option (Advanced) để hiện ra


Hình 11: Lựa chọn Partition.

– Sau khi bạn click Next thì màn hình cài đặt Windows sẽ bắt đầu, nó có thể mất một ít thời gian và điều này phụ thuộc vào cấu hình máy tính của bạn.


Hình 12: Quá trình cài đặt Windows bắt đầu.

– Toàn bộ quá trình cài đặt hoàn toàn giống như quá trình cài của Windows Vista , trong quá trình cài , có thể Windows sẽ Restart lại máy để apply các file cũng như thư viện cần thiết , và người dùng không phải thao tác nhiều vì Windows hoàn toàn tự động thực hiện gần như hết các tác vụ thay cho người dùng .

3. Khởi động Windows 7 lần đầu tiên.

– Quá trình khởi động với màn hình 4 trái cầu 4 màu chạy theo từng quỹ đạo riêng và cuối cùng chúng hội tụ vào một điểm để tạo nên biểu tượng truyền thống của Microsoft.


Hình 13: Màn hình biểu tượng của Microsoft.

– Sau khi quá trình thực hiện ở bước đầu khởi động, qua bước này chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng thực sự những gì mà Windows 7 đã thay đổi và mang lại cho chúng ta so với phiên Windows Vista. Trước hết là màn hình Preparing mà những ai đã sử dụngWindows Vista cũng đều quen thuộc nhưng ở Windows 7, màn hình này đã thực sự thay đổi và lột xác hoàn toàn. Ngay bên dưới là một thanh ngang với hình một vệt sang chạy từ trái sang phải ngay ở bên dưới dòng chữ Setup is preparing your computer for first use.


Hình 13: Màn hình Preparing.

– Sau màn hình này là màn hình yêu cầu chúng ta điền tên của tài khoản quản trị và tên máy tính sau đó click Next.


Hình 14: Nhập tài khoản người quản trị mà tên máy tính.

– Tiếp theo bạn cần nhập mật khẩu cho tài khoản quản trị, ở đây bạn có thể nhập vào ô gợi nhớ khi bạn quên mật khẩu (hình 15) và click Next.


Hình 15: Nhập mật khẩu và ô gợi nhớ mật khẩu.

– Hộp thoại activation , nếu có activation code hoặc key mà bạn mua bản quyền , thì bạn điền vào ô Product key … . Cuối cùng nhấn Next để qua tiếp bước sau.


Hình 16: Điền key của Windows.

– Màn hình kế tiếp bạn có thể lựa chọn kiểu để bảo vệ hệ điều hành của bạn, ở đây tôi lựa chọn tùy chọn khuyến cáo: Use recommended settings.


Hinh 17. Lựa chọn kiểu để bảo vệ.

– Tiếp theo là bạn cần phải thiết lập Time zone, lựa chọn khu vực phù hợp với bạn và click Next.


Hình 18: thiết lập Time Zone.

– Sau khi click Next bạn sẽ được chuyển tới màn hình thiết lập cấu hình mạng nếu như bạn có kết nối Internet. Ở đây có 3 lựa chọn sau:

+ Public Network: Sử dụng chế độ này nếu như khi bạn đang ở nơi công cộng như tiệm Internet, các quán bar, Café..
+ Work network: Bạn nên sử dụng tùy chọn này nếu bạn đang sử dụng mạng tại nơi bạn đang làm việc.
+ Home network: Đây là tùy chọn tốt nhất khi bạn đang sử dụng mạng tại gia đình.


Hình 19: Lựa chọn kiểu kết nối mạng.


Hình 20. Windows tiến hành cài đặt kết nối mạng.

– Sau khi kết nối mạng thiết lập xong thì màn hình Welcome của Windows 7 sẽ xuất hiện.


Hình 21: Màn hình Welcome.

– Sau khi đăng nhập thành công bạn sẽ có màn hình như sau:


Hình 22: Sau khi đăng nhập.

II. CÀI WIN BẰNG USB

trong trường hợp máy thiếu ổ quang , hoặc ổ CD/DVD bị hư , một cách giải quyết đơn giản là cài đặt bằng USB nhờ tiện ích miễn phí WinToFlash.

yêu cầu:

– USB có dung lượng tối thiểu 3 GB để chứa bộ cài Windows.

– Format USB với  định dạng NTFS: Click chuột phải vào biểu tượng USB trong My Computer > Format > chọn NTFS tại mục File System. Lưu ý: sao lưu toàn bộ dữ liệu trước khi format.

– Máy tính thứ  2 có ổ đĩa quang (CD/DVD) để đọc đĩa.

– Đĩa cài đặt Windows (có thể tìm mua tại các cửa hàng tin học). Nếc chỉ có file iso, có thể sử dụng Virtual Clone Drive để tạo đĩa ảo.

các bước tiến hành :

– Tải chương trình WinToFlash.

– Đặt đĩa cài Windows vào ổ đĩa quang và cắm USB vào máy.

– Giải nén file download được và kích hoạt WinToFlash.exe.

Lưu ý: Một số máy sẽ xuất hiện hộp thoại lỗi: “WinToFlash DLP_NotFound”. Bấm OK để bỏ qua.

– Trên giao diện chính , bấm vào Service > Switch to Wizard Mode. Điều  này sẽ đưa người dùng đến wizard, giúp tự động hóa hầu toàn bộ quá trình cài đặt về sau.

-bấm next ở màn hình tiếp theo để tiếp tục quá trình

– Hộp thoại Windows file path : đường dẫn ổ quang chứa đĩa cài đặt Windows. Hộp thoại USB drive : chỉ đường dẫn đến ổ USB đang được cắm trên máy tính.

– Click Next để tiếp tục .

– Chọn “I Accept…” ở hộp thoại tiếp theo và nhấn Continue, chương trình sẽ bắt đầu format lại USB. Đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu đã được sao lưu trước  khi nhấn OK.

– Qúa trình chuyển đổi bộ cài từ đĩa sang USB sẽ diễn ra cho tới khi người dùng thấy thông báo “Done”.

Lúc này, có thể sử dụng USB trên để khởi động và cài đặt Windows trên một laptop/netbook khác mà không cần đến ổ quang để đọc đĩa.

Lưu ý: Một số máy tính có thể yêu cầu người dùng thay đổi thiết lập BIOS để có thể khởi động từ USB. Họ có thể đọc thêm hướng dẫn kèm theo máy nếuchưa biết cách thay đổi các thiết lập của BIOS.

thủ thuật dùng google

1.tìm thông tin nào đó trong một trang web nào đó?
ví dụ: bạn muốn tìm nhưng file về ” hồng ngoại” trên trang mediafire.com bạn search: “hong ngoai” + site:mediafire.com
kết quả là ra 1 đống link tài liêu tha hồ mà xài .

CÁC THÀNH PHẦN CỦA ĐIỆN THOẠI

Giải mã các thông số phổ biến trong smartphone

Màn hình cảm ứng, tốc độ vi xử lý, dung lượng RAM… là những yếu tố mà người sử dụng cầm quan tâm khi chọn mua điện thoại thông minh.

Tạp chí PC World (Mỹ) đã phân tích những đặc điểm chung nhất trong các cấu hình điện thoại.

Bộ vi xử lý

Chip Apple A4.
Chip Apple A4.

Vi xử lý (processor) trong smartphone hoạt động như “bộ não” của thiết bị, đảm nhiệm hầu hết hoặc tất cả chức năng xử lý trung tâm trong máy. Tốc độ 1 GHz đã trở thành đặc điểm phổ thông trong phần lớn smartphone cao cấp và nó kết hợp với phần mềm để giúp hiển thị video độ nét cao (720p, 1080p), duyệt web nhanh và mượt hơn.

Các nhà sản xuất vi xử lý 1 GHz có Samsung (Hummingbird, Apple A4), Texas Instruments (OMAP) và Qualcomm (Snapdragon). Tuy nhiên, smartphone cũng không cần đến chip 1 GHz mới hoạt động tốt.

RAM

Giống như máy tính, khả năng chạy đa nhiệm của điện thoại phụ thuộc vào lượng RAM, tuy nhiên các nhà cung cấp hiếm khi quảng cáo về RAM bởi nó thường không cao, do đó người dùng nên tìm hiểu kỹ trước khi mua.

Smartphone cũ thường sử dụng RAM 256 MB, đủ cho nhu cầu nhắn tin, gọi điện, duyệt web và thi thoảng chơi game, cho phép chạy một số ứng dụng cùng lúc mà không làm giảm hiệu suất. Smartphone cao cấp như iPhone 4 và Nexus S được trang bị RAM 512 MB, hỗ trợ mở nhiều ứng dụng hơn mà không ảnh hưởng đến tốc độ.

Màn hình

Màn hình 2,7 inch phù hợp cho việc nhắn tin, duyệt web nhưng nếu cần chơi game và xem video, người dùng nên chọn màn hình trên 3,5 inch. Đa số smartphone sử dụng công nghệ LCD đủ sắc nét và chi phí sản xuất tương đối rẻ.

Màn hình LCD phổ biến nhất là TFT (thin-film transistor), sử dụng các bóng bán dẫn dạng màng mỏng để cải tiến chất lượng ảnh. Tuy nhiên, công nghệ này bị hạn chế góc nhìn và hiển thị nội dung kém dưới ánh mặt trời. Chưa kể, TFT ngốn khá nhiều điện năng nên thường được đưa vào các dòng điện thoại cấp thấp. Còn màn hình IPS-LCD (in-plane-switching LCD), được trang bị cho Motorola Droid X và iPhone 4, hay còn gọi là Retina Display, giúp cải thiện góc nhìn và tiêu thụ ít điện năng hơn.

Samsung Galaxy S sử dụng màn hình Super Amoled.
Samsung Galaxy S sử dụng màn hình Super Amoled.

Trong khi đó, Amoled (Active matrix organic light emitting diode – diode phát sáng hữu cơ ma trận động) là công nghệ được nhiều hãng ưa chuộng và có thể tìm thấy trong các sản phẩm như Google Nexus One hay HTC Droid Incredible. Nội dung trên màn hình có thể được xem rõ nét dưới ánh sáng tự nhiên, tuy vậy, nhiều người phàn nàn màu sắc hơi rực rỡ quá. Về lý thuyết, Amoled đòi hỏi ít điện năng hơn, do đó tăng thời gian sử dụng pin, nhưng trong các cuộc kiểm nghiệm thực tế nó chưa chứng minh được điều đó.

Samsung Galaxy S là smartphone đầu tiên sử dụng màn hình Super Amoled do chính Samsung phát triển. Công nghệ này đặt các sensor cảm ứng ngay trên màn hình thay vì tạo một lớp riêng, tạo ra thế hệ màn hình mỏng nhất được kinh doanh trên thị trường và phản ứng nhạy hơn Amoled.

Màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng (touchscreen) cho phép người sử dụng tương tác trực tiếp với giao diện và hệ điều hành trên điện thoại. Có 2 loại cảm ứng chính là điện trở và điện dung.

Cảm ứng điện trở (resistive) chứa hai lớp truyền dẫn và có một khoảng cách nhỏ giữa chúng. Khi ngón tay, bút… nhấn lên một điểm trên màn hình, 2 lớp này sẽ tiếp xúc nhau và tạo nên một mạch kết nối. Thông tin từ mạch đó sẽ được truyền đến vi xử lý của điện thoại.

Màn hình cảm ứng điện dung trong HTC EVO 4G.
Màn hình cảm ứng điện dung trong HTC EVO 4G.

Cảm ứng điện dung (capacitive) xuất hiện trong các dòng smartphone cao cấp, tiên phong là iPhone. Màn hình này thường chứa một lớp kính được phủ chất dẫn trong suốt, chẳng hạn indium tin oxide. Bản thân cơ thể con người cũng dẫn điện, do đó khi chạm ngón tay vào lớp phủ này, nó sẽ tạo ra sự gián đoạn trên trường tĩnh điện của màn hình. Vi xử lý điện thoại sẽ dò ra vị trí của gián đoạn này.

Pin

Đa số điện thoại ngày nay sử dụng pin lithium-ion. Lithium là chất hóa học nằm bên trong, di chuyển đến cực âm của pin và tạo ra điện tích. Nó có thể sạc lại và có tuổi thọ dài gấp 2-3 lần pin kiềm (alkalin). Điện thoại có thời gian hoạt động liên tục dài thường sử dụng pin 1.500 mAH, nhưng loại pin phổ biến nhất vẫn là 1.200-1.400 mhA (đơn vị milliampe giờ).

Camera

Số pixel càng cao thì độ phân giải ảnh càng lớn. Nhưng khi xem trên màn hình điện thoại hay PC, chất lượng của ảnh 5 megapixel hay 8 megapixel không khác nhau. Nó chỉ tạo ra sự khác biệt khi người sử dụng muốn in ảnh.

Giống như máy DSLR, nhiều pixel hơn không đồng nghĩa với ảnh đẹp hơn. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng là ống kính (như dòng Nokia N-serie sử dụng ống Carl Zeiss), khả năng tự động lấy nét chính xác và tốc độ màn trập cao (đóng vai trò quan trọng khi chụp ảnh chuyển động nhanh)…

Thẻ nhớ MicroSD

Sự khác biệt chính giữa SD, MicroSD và MiniSD chỉ là kích cỡ. Đa số điện thoại được xuất xưởng năm 2010 sử dụng phiên bản nhỏ nhất: MicroSD. MicroSD có dung lượng từ 2 GB (10 USD) đến 32 GB (150 USD).

Gyroscope và Accelerometer

Con quay hồi chuyển kết hợp gia tốc kế
Con quay hồi chuyển kết hợp gia tốc kế giúp nhận dạng chuyển động nhiều chiều.

Hầu hết smartphone được trang bị accelerometer (gia tốc kế) với khả năng nhận diện điện thoại đang đặt thẳng đứng hay nằm ngang để xoay màn hình phù hợp. Nhưng hiện nay rất ít máy có gyroscope (con quay hồi chuyển). Gyroscope cho phép nhận biết chính xác hơn các chuyển động trong không gian ba chiều, tức không chỉ nhận biết vị trí dọc – ngang mà còn phát hiện nếu điện thoại được dịch chuyển xa – gần.

Bluetooth và Wi-Fi

Bluetooth là công nghệ không dây cho phép truyền và nhận dữ liệu giữa 2 thiết bị trong phạm vi hẹp (10 mét). Hiện nay, Bluetooth đã lên chuẩn 3.0, hỗ trợ truyền file với tốc độ nhanh hơn (24 Mb/giây) nhưng nó còn quá mới nên đa số điện thoại vẫn sử dụng chuẩn 2.1.

Trong khi đó, Wi-Fi 802.11 đã trải qua nhiều giao thức (a/b/g/n) với tốc độ và độ phủ sóng khác nhau. Wi-Fi giúp smartphone kết nối với mạng Internet không dây để lướt web, gửi e-mail, chơi game… Đa số điện thoại hiện hỗ trợ chuẩn g (54 Mb/giây) hoặc b (11 Mb/giây). Chuẩn mới nhất 802.11 n về lý thuyết có thể đạt tốc độ 600 Mb/giây nhưng còn phụ thuộc vào kết nối Internet và khả năng của bộ định tuyến (router).

 

UPDATE HOTNEWS

1.cột mốc 2015

Đó là thời điểm mà theo lộ trình của Chính phủ, sẽ chấm dứt việc phát sóng analog tại VN. Nghĩa là khi đó chỉ có xem truyền hình qua cáp hoặc đầu thu kĩ thuật số!

2. 3/2008

qũy đầu tư mạo hiểm của mỹ IDG đã quyết định rót vốn vào VATGIA.COM . chính điều này đã giúp VATGIA.COM thoát cảnh đứng chênh vênh trên bờ vực phá sản. và có những thành công hiện tại.

SỬ DỤNG IDM VÀ KASPERSKY MÃI MÃI .

với những người sử dụng máy tính thì IDM là phấn mềm số một trong việt hỗ trợ download. kaspersky là phần mềm số 1 trong việc bảo vệ máy tính của bạn .

có rất nhiều cách để sử dụng 2 phần mềm này dài lâu khác nhau. để các bạn khỏi phải search lâu , nhiều khi không thành công.mình chia sẽ với các bạn cách mà mình đã xài nó rất lâu rồi:

1.IDM

bạn cài đặt và crack như trong hướng dẫn của file down về.

2.KASPERSKY

bạn cài đặt bản trial mới nhất của kaspersky trên trang chủ của kaspersky. sau đó search phần mềm trialreset tương ứng cho bản đó.

đây là link down idm5.19 crack và kaspersky 2011 trialreset:

http://www.mediafire.com/?fjg96p3sl4z5a6n

chúc các bạn thành công!

 

 

CÁCH XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC MÀN HÌNH ?

màn hình : là thiết bị hiển thị hình ảnh trong nhiều thiết bị điện tử.

ví dụ các bạn thường nghe: màn hình 17 inch , 19 inch , 21 inch ….. hay 14,1” ( dấu ” có nghĩa là inch . 1 inch=2.54cm). một số có thể cho tỉ lệ màn hình như: 16:10,16:9,5:4….

cách xác định:

ví dụ 1 màn hình có thông số như sau:

màn hình :15.4”

tỉ lệ: 16:10

kích thước tính ra là : 33.1 cm * 20.7 cm

lý giải:

-màn hình 15.4 inch đó là khoảng cách đường chéo của màn hình. (15.4 inch=39.1 cm).

-tỉ lệ :16:10 là tỉ lệ chiều dài và rộng của màn hình.

-từ đó áp dụng pitago có thể xác định được kích thước chiều dài và rộng của màn hình.

notes:

kích thước của màn hình LCD khác kích thước của CRT:

nếu màn hình CRT 29 inch thì đó là đường chéo của bóng đèn màn hình chứ không phải khung hình nhìn thấy, vì vậy là tính cả viền nhựa mới dược 29 inch.nếu màn hình LCD 29 inch thì đó chính xác là đường chéo của khung hình nhìn thấy.chính vì vậy cùng 1 kích thước ghi trên sản phẩm nhưng nhìn màn hình LCD sẽ to hơn.


AI PHÁT MINH RA ĐIỆN THOẠI ?

ai phát minh ra điện thoại : việc xác định người phát minh ra điện thoại :Johann philipp reis hay elexander graham bell hay Elisha Gray vẫn còn là tranh cãi.

tuy nhiên elexander graham bell vẫn được cho là người phát mỉnh ra điện thoại và được nhận bằng sáng chế.

elexander graham bell :

Alexander Graham Bell sinh ra ở scotland vào ngày 3 tháng 3 năm 1847. ông là người con thứ hai trong gia đình có ba anh em trai. Cả anh trai và em trai của ông đều chết vì bệnh viêm phổi . Cha của ông là giáo sư Alexander Melville Bell  và mẹ của ông là Eliza Grace Symonds Bell.

Cả gia đình ông đều dạy về diễn thuyết: từ người ông Alexander Bell, ở London, người chú ở Dublin và người cha của ông ở Edinburgh đều là những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp. Cha của ông đã xuất bản nhiều cuốn sách về chủ đề này, một vài cuốn vẫn còn có giá trị.

Ông được giáo dục ở trường Trung học Hoàng Gia Xcốt len ở Edinburgh . Sau đó ông vào học ở trường Đại học Edinburgh , nhưng tốt nghiệp từ trường Đại học Tổnto .

Lần đầu tiên ông chú ý đến lĩnh vực âm học do có ý định cải thiện bệnh điếc cho mẹ của ông.

Năm 1870, ở độ tuổi 23, ông đã theo cha mẹ nhập cư vào Canada . Họ định cư ở Bantford ,Ontario . Ở Canada, Alexander Bell tiếp tục nghiên cứu về giọng nói của con người và tai. ông đã khám khá ra phương pháp truyền tin bằng điện.

ông đã di cư đến canada năm 1870 và sau đó đến hoa kỳ  năm 1871, trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1882 .

Bell đã được nhận giải thưởng bằng sáng chế cho phát minh ra điện thoại  vào năm 1876. Mặc dù các phát minh khác đã được công nhận nhưng bằng sáng chế của Bell đến nay vẫn còn hiệu lực.

lịch sử ra đời:

Còn bây giờ chúng ta hãy nói về lịch sử của điện thoại. Vào ngày 2/6/1875 ông Alexandro Bell đã làm một thí nghiệm ở Boston. Ông muốn cùng một lúc gửi đi vào bức điện tín qua cùng một đường dây, ông đã sử dụng một bộ thanh thép??? Ông đã làm một thiết bị nhận ở một phòng còn người trợ lý của ông là Tomát Uytson thì truyền đi ở phòng bên cạnh, người trợ lý đã giật thanh thép để cho nó rung lên và tạo ra những âm thanh leng keng, bỗng dưng ông Bell chạy sang phòng của người trợ lý và hét toáng lên hãy cho tôi xem anh đang làm gì đấy. Ông đã nhận thấy rằng các thanh thép nhỏ khi rung ở phía trên nam châm thì sẽ tạo ra các dòng điện biến thiên chạy qua dây dẫn. Chính điều đó đã tạo ra những rung động của các thanh kim loại trong phòng của ông Bell và các âm thanh leng keng. Ngày hôm sau chiếc điện thoại đầu tiên đã ra đời và những âm thanh đã được truyền qua dây điện thoại thứ nhất từ tầng trên xuống hai tầng dưới. Vào ngày 10/8 năm sau ông Bell đã có thể nói chuyện với người cộng sự của mình qua điện thoại: “Ông Willson ông có thể lên phòng tôi được không, tôi muốn nói chuyện với ông”.

tranh cãi :

các bằng chứng gần đâu cho thấy graham bell không phải là người phát minh ra điện thoạ.

1 . Nhà khoa học Mỹ (gốc Scotland) Alexander Graham Bell thường được nhìn nhận như là người đầu tiên thực hiện việc truyền tiếng nói từ một điểm tới một điểm khác bằng dòng điện vào năm 1876. Song, các tài liệu mới công bố đã cho thấy, một thiết bị tương tự của nhà khoa học người Đức Philipp Reis đã được thử nghiệm thành công từ năm 1863. Chỉ có điều, kết quả của những lần thử nghiệm ấy đã bị hãng Cáp và Điện thoại tiêu chuẩn (STC) – công ty trực tiếp thử nghiệm thiết bị của Reis – ém nhẹm. Người ta cho rằng thương gia người Anh, ông Frank Gill (chủ tịch hãng) là chủ mưu của vụ che đậy này. Bằng chứng nằm trong tập tài liệu của Bảo tàng Khoa học ở London (Anh), do người phụ trách thông tin của bảo tàng là John Liffen đưa ra hồi tháng 10 vừa qua. Vào thời điểm đó, hãng Cáp và Điện thoại tiêu chuẩn được công ty Điện tín và Điện thoại Mỹ (mà tiền thân là công ty Bell) đề nghị ký hợp đồng. Gill cho rằng nếu các kết quả thí nghiệm trên lọt ra ngoài, họ có thể bị mất cơ hội có được bản hợp đồng đó.

Chiếc “Telephon” của Reis có thể truyền giọng nói rất yếu ớt. Nó nhận được tín hiệu tốt nhưng chỉ đạt hiệu quả rất thấp. “Nếu định nghĩa điện thoại là thiết bị có thể giao tiếp qua bất kỳ khoảng cách nào, thì rõ ràng Reis đã phát minh ra điện thoại”.

2 .

Một cuốn sách sắp xuất bản ngày 7/1/2008 dẫn các bằng chứng cho thấy nhà khoa học Alexander Graham Bell sao chép phát minh của Elisha Gray về việc truyền tín hiệu giọng nói qua dây dẫn.

Mang tựa đề The Telephone Gambit: Chasing Alexander Graham Bell’s Secret (Nguồn gốc chiếc điện thoại: Truy tìm bí mật của Alexander Graham Bell), cuốn sách của nhà báo Seth Shulman nêu chi tiết về việc Bell, được sự hỗ trợ của các luật sư và một nhân viên kiểm tra bằng sáng chế, đã có được giấy chứng nhận là người đầu tiên phát minh ra kỹ thuật này, trong khi Gray đăng ký trước.

Kho chứa bí mật trên chính là cuốn sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm của Bell. Gia đình ông giấu kỹ nó cho đến năm 1976, sau đó nó được sao lại bằng máy tính rồi xuất hiện rộng rãi vào năm 1999.

Cuốn sổ cho thấy những bước khởi đầu sai lầm mà Bell và trợ lý Thomas Watson gặp phải khi cố gắng truyền âm thanh điện từ qua dây dẫn. Sau đó, sau khoảng thời gian ngắt quãng 12 ngày trong năm 1876, khi Bell tới Washington để chọn lĩnh vực đăng ký sáng chế cho công việc của mình, ông đột nhiên thử nghiệm kiểu truyền tín hiệu giọng nói khác. Phương pháp này được ghi nhận là thành công.

Khi Bell mô tả phương pháp mới, ông phác thảo sơ đồ về một người đang nói vào một thiết bị. Còn tài liệu đăng ký sáng chế của Gray cũng mô tả kỹ thuật tương tự với sơ đồ tượng tự.

Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập đến những dấu hiệu khả nghi khác, ví dụ như thiết kế về máy truyền giọng nói của Bell được viết vội bên lề của hồ sơ đăng ký sáng chế; Bell tỏ ra căng thẳng khi mô tả thiết bị của mình trước sự có mặt của Gray; ông từ chối chứng thực trong một vụ kiện năm 1878 về sáng chế này; và như thể thấy tội lỗi, Bell đã mau chóng xa rời đế chế điện thoại mang tên ông.

Còn Gray sau đó tập trung vào giải quyết thách thức rất lớn trong thời đại của ông là gửi nhiều tin nhắn đồng thời qua cùng một dây điện báo.

tham khảo thêm :

http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Graham-Bell-khong-phai-nguoi-phat-minh-ra-dien-thoai/20038955/188/

http://vi.wikipedia.org/wiki/Alexander_Graham_Bell

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n3nnn0n31n343tq83a3q3m3237nvnvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1

AI PHÁT MINH RA CHIẾC ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ĐẦU TIÊN ?

cha đẻ của chiếc điện thoại di động là:  tiến sĩ MARTIN COOPER

MARTIN COOPER sinh ngày 26/12/1928 tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ .là một cựu phó chủ tịch Motorola và quản lý bộ nhân lực .trong thập niên 1970 đã dẫn đầu nhóm phát triển điện thoại di động cầm tay (khác với điện thoại xe hơi) . Cooper là giám đốc điều hành và sáng lập ra ArrayComm, một công ty hoạt động trên các nghiên cứu công nghệ ăng ten thông minh và hoàn thiện mạng không dây, và là giám đốc công ty Nghiên cứu và Phát triển cho Motorola.

chiếc điện thoại đầu tiên ra đời:

Ý tưởng liên lạc di động được bộ phận nghiên cứu AT&T thuộc Trung tâm Bell Labs (Mỹ) đưa ra năm 1947. Nhưng đến cuối những năm 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Motorola và Bell Labs mới thực sự trở thành 2 đối thủ lao vào cuộc đua trong việc tích hợp công nghệ này vào các thiệt bị cá nhân di động.

Kỹ sư điện Cooper từng có 4 năm phục vụ trong hải quân trước khi chuyển về làm việc cho một công ty viễn thông nhỏ. Năm 1954, ông được Motorola tuyển dụng và tham gia phát triển các sản phẩm di động, đáng chú ý nhất là công cụ liên lạc radio di động đầu tiên dành cho cảnh sát Chicago năm 1967.

Năm 1973, ông thiết lập một trạm thu phát tại New York đồng thời tung ra mẫu đầu tiên của cái gọi là điện thoại di động (cellphone): máy Motorola Dyna-Tac. Sau những cuộc thử nghiệm ban đầu tại Washington, Cooper và Motorola quyết định đưa công nghệ mới tới New York để quảng bá với công chúng.

Ngày 3/4/1973, đứng trên một phố gần khách sạn Manhattan Hilton, Cooper quyết định thử thực hiện một cuộc gọi riêng trước khi đi lên gác tham dự một cuộc họp báo giới thiệu thiết bị. Cú điện thoại ấy được ông gọi tới chính đối thủ cạnh tranh của mình: Joel Engel, Giám đốc Trung tâm thí nghiệm Bell Labs.

Thật tuyệt vời, “hòn gạch” biết nói nặng hơn 1kg của Cooper đã hoạt động rất tốt, kết nối ông với trạm thu phát đặt trên nóc tòa tháp Burlington Consolidated (nay là tòa nhà Alliance Capital Building) ở New York, đồng thời liên lạc được với cả đường dây cố định. Những người qua đường tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông bấm bấm một công cụ gì đó, áp sát vào tai và rồi say sưa nói chuyện.

chiếc điện thoại đầu tiên : Motorola Dyna-Tac
Kích thước (cm): 22,86 x 12,7 x 4,44
Trọng lượng: 1,13kg
Màn hình: không có
Số bo mạch điện: 30
Thời lượng thoại: 35 phút
Thời lượng pin: 10 tiếng
Tính năng: Nói, nghe, quay số.

Mãi đến năm 1983, DynaTAC 8000X của Motorola mới được thương mại hóa mặc dù nguyên mẫu của chúng đã được hãng đưa ra từ năm 1973. DynaTAC có trọng lượng gần 1 kg, thời lượng sử dụng pin chỉ được 1 giờ và lưu được 30 số điện thoại liên lạc. Motorola DynaTAC nổi tiếng được sử dung trong các bộ phim vào năm 1987.

tham khảo thêm:

http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/2004/08/3B9D51C6/

http://www.echip.com.vn/echiproot/html/2003/so09/nhaphatminhdtdd.html

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=195386


FILE .ISO?

1.file .iso là gì?

là file ảnh của CD/DVD ( disk image file) dưới chuẩn ISO-9660.Bạn sợ đĩa CD/DVD của bạn bị trầy, bạn cũng sợ rằng ổ CD/DVD của bạn không đọc được đĩa, bạn có khi lại sợ là nếu cho ổ CD/DVD đọc quá nhiều sẽ làm hư ổ đĩa (nhất là những chiếc laptop).khi bạn muốn muốn chia sẻ một CD/DVD lên mạng , bạn muốn sao chép nguyên si hoặc muốn chỉnh sửa nội dung trước khi ghi ra đĩa CD/DVD mới . bạn dùng phần mềm chuyển tất cả nội dung của CD/DVD gốc thành 1 hay nhiều file đặc biệt .iso,.mds, .cue hoặc .daa…

2.làm sao để mở file .iso ?

c1: dùng phần mềm ghi nó ra đĩa rồi cho đĩa vào ổ đĩa đọc lại.(burn ra đĩa theo chuẩn burn image.)

các phầm mềm ghi đĩa như: nero,ultra iso một số phần mền free mà nhỏ gọn như:CDBurnerXP,InfraRecorder,DeepBurnerUltimate CD/DVD Burner,Burn Aware Free Edition,freeiso burner,

c2 :không cần ghi ra đĩa và mở bằng ổ đĩa thật . chúng ta có thể mở nó bằng ổ đĩa ảo trên máy tính.khi đó chương trình sẽ xem tập tin như là 1 CD/DVD thật và khởi động như một ổ đĩa bình thường.

các chương trình tạo ổ đĩa ảo như: ultra iso, power iso,Virtual CloneDrive,Alkohol120% hay Daemoon Tools.

Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn mở My computer -> Nhấp chuột phải vào ổ CD trống -> chọn Ultra ISo -> Chọn mount -> rồi chọn đường dẫn tới file *.iso bạn cần mở. Rồi nhấp đúp vào ổ đĩa CD bạn vừa chọn thì sẽ thấy nội dung của file iso.

notes:tùy vào nội dung file , nếu là data bình thường thì bạn có thể mở dễ dàng bằng winrar, media classic.

links down;daemon tools: http://www.mediafire.com/?mytj0nniyf3

free iso burner: http://www.freeisoburner.com

Alcohol 120% 1.9.5.4327 + Activator/Serial:http://9down.com/downloads.php?fileid=397

tham khảo các web:

http://www.softpedia.com

http://www.vn-zoom.com/f229/nho-huong-dan-cach-tao-file-iso-40457.html

http://cafe24h.clubme.net/forum-f3/topic-t5399.htm

http://www.hvtc.edu.vn/forum/index.php?showtopic=9697

http://get-game.net/2008/admin/tien-loi-hon-khi-choi-game-voi-o-dia-ao

http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090622094845AA9r0Cd